Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm do virus gây ra và phát triển thành dịch rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh này không thể tự truyền từ người sang người. Mà muỗi vằn mới chính là nhân tố trung gian gây phát dịch. Nguy hiểm hơn là vẫn có rất nhiều người còn chưa phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết và muỗi thường nhằm sớm tiêu diệt chúng để phòng tránh bệnh cho cả nhà.
Bên cạnh bệnh sốt xuất huyết còn có một loại bệnh nữa cũng nguy hiểm không kém là bệnh sốt rét. Bệnh này do muỗi anophen là nhân tố truyền bệnh. Bạn có thể phân biệt muỗi vằn với muỗi anophen qua các đặc điểm sau:
Muỗi anophen gây bệnh sốt rét
- Muỗi anophen có màu đen và nâu sẫm. Lúc đậu phần bụng của nó sẽ hướng lên chứ không như các loài muỗi khác phần bụng sẽ hướng xuống dưới. Chiều dài cơ thể và vòi của muỗi anophen bằng nhau, trên cánh có những vảy đen trắng.
- Muỗi anophen gây sốt rét thường sinh sản ở các vũng nước ngọt. Trứng muỗi có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh. Muỗi cái có khả năng giao phối và đẻ trứng nhiều lần dù vòng đời chỉ có chưa đến một tháng. Muỗi cái hút máu để nuôi trứng, nếu không hút được máu chúng sẽ không thể sinh sản được.
- Khi đốt, muỗi anophen đậu chếch một góc 50 độ đến 90 độ với bề mặt nơi đậu. Loài muỗi này hoạt động vào ban đêm khi mặt trời lặn. Muỗi anophen thường đậu lại trong nhà khoảng vài giờ sau khi hút no máu. Rồi nó mới đi tìm các chỗ có nước để sinh sản.
>>> Tìm hiểu: Bệnh sốt rét
Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết
- Muỗi vằn chính là loài muỗi gây truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là chủng muỗi aedes aegypti. Đặc điểm để nhận dạng loại muỗi này là thân và chân nó có màu đen kèm thêm các vằn trắng nên gọi là muỗi vằn. Cũng giống với các loại muỗi khác, muỗi vằn cái cũng cần máu để sinh sản. Tuy nhiên, chúng lại hoạt động rất mạnh mẽ cả vào ban ngày, nhất là khi sáng sớm và buổi chiều tối. Nơi trú ngụ của chúng là những chỗ tối tăm trong nhà như trong tủ quần áo, gốc nhà,...
- Muỗi vằn đẻ trứng trong các ao tù, vũng nước đọng hoặc những dụng cụ có chứa nước như lu, vại, chum, lọ cắm hoa,… hay cả những thứ đồ ve chai có nước. Trứng muỗi tồn tại được trong điều kiện thời tiết khô hạn nhiều tháng liền. Một vòng đời của muỗi cái đẻ trứng được đến 5 lần và hàng chục trứng mỗi lần.
- Muỗi vằn không phải là nguyên nhân gây ra bệnh, mà nó là tác nhân truyền bệnh. Sở dĩ muỗi vằn có thể truyền được bệnh sốt xuất huyết là vì virus gây bệnh này chỉ có thể tồn tại trong cơ thể của muỗi vằn. Còn những loại muỗi khác dù có hút máu của người bệnh cũng không thể truyền bệnh cho người khác.
- Khi muỗi vằn cái hút máu người đang bệnh sốt xuất huyết, nó sẽ mang mầm bệnh đó trong bụng. Virut gây bệnh sốt xuất huyết lúc này sẽ nhân lên và phát triển trong cơ thể muỗi cái từ 10 đến 12 ngày. Sau đó nó sẽ di chuyển đến vòi hút của muỗi. Lúc này, nếu muỗi đi đốt người khác thì virus sốt xuất huyết sẽ truyền từ muỗi sang người. Đặc biệt là khi muỗi đốt nhiều người thì nguy cơ bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch là rất lớn.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau đây:
- Lắp đặt lưới chống muỗi tại toàn bộ cửa trong nhà để ngăn muỗi. Lưu ý: Cửa lưới phải chọn loại đúng kỹ thuật, không bị oxy hóa, không chứa chất độc hại,… Như sản phẩm cửa lưới của thương hiệu Sagowin.
- Loại bỏ các vật dụng đọng nước quanh nhà
- Mắc màn chắn muỗi trước khi ngủ
- Mặc quần áo có màu sáng, che được toàn bộ cơ thể;
- Sử dụng các loại thuốc diệt muỗi như bình xịt diệt muỗi
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây chết người nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nên bạn hãy phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết và muỗi thường, đồng thời bảo vệ sức khỏe bằng cách phòng bệnh. Một trong những các phòng bệnh hiệu quả nhất là lắp đặt lưới chống muỗi chất lượng cao cho các ô gió, cửa nhà.
>>> Tham khảo thêm topic: Làm sao phân biệt các loại muỗi nguy hiểm và biện pháp phòng muỗi tối ưu nhất